Số trục của máy CNC
Với các bộ điều khiển CNC hiện nay, số bậc tự do mà hệ thống điều khiển có thể nội suy được cùng 1 lúc có thể lên tới hàng chục. Tuy nhiên, do kết cấu máy và hệ tọa độ quy ước nên người ta vẫn dùng là 6 bậc là tối đa. Số trục lớn hơn thông thường là trùng lặp với 1 số chuyển động đã có trước hoặc phối hợp 2 hay nhiều chuyển động đã có.
Người ta gọi “số trục” thực ra là chưa chính xác. Đúng ra cần gọi là “số bậc tự do” – tuy nhiên cách gọi này mang tính chất lịch sử nên người ta vẫn để như vậy. Ở đây phân biệt khái niệm này với nhiều trục vật lý: có 2 hay nhiều trục chính chẳng hạn.
*** Bài đọc thêm:
Với các bộ điều khiển máy CNC hiện nay, số bậc tự do mà hệ thống điều khiển có thể nội suy được cùng 1 lúc có thể lên tới hàng chục. Tuy nhiên, do kết cấu máy và hệ tọa độ quy ước nên người ta vẫn dùng là 6 bậc là tối đa. Số trục lớn hơn thông thường là trùng lặp với 1 số chuyển động đã có trước hoặc phối hợp 2 hay nhiều chuyển động đã có.
Có thể lấy ví dụ: máy tiện vạn năng có 2 chuyển động X (hướng tâm) và Z (dọc trục). Tuy nhiên, trên bàn xe dao có thêm 1 bàn di trượt (có tay quay bé tý) để di chuyển bàn xe dao (vi chỉnh) có thể được coi là 1 chuyển động U (trung phương với X). Nhiều người coi là số bậc là 2, nhưng cũng có người coi là 3.
Với máy CNC thông dụng, số trục thường giới hạn là 5 bởi vì nó ảnh hưởng bởi kết cấu máy. Nhưng cũng có loại máy tiện CNC có số trục là 7, trong đó có 03 là trùng với các trục khác.
Với loại robot hexapod thì số bậc tự do có thể là 06 vì nó có thể phối hợp tất cả các chuyển động thành phần – tất nhiên là có giới hạn.
Với loại robot hexapod thì số bậc tự do có thể là 06 vì nó có thể phối hợp tất cả các chuyển động thành phần – tất nhiên là có giới hạn.
Câu hỏi đặt ra: tại sao lại cần nhiều trục (chuyển động) như vậy ? Mục tiêu là để có thể cắt gọt được nhiều vật liệu nhất có thể, tạo hình chính xác nhất có thể. Tuy nhiên, không phải cứ muốn nhiều trục là được vì nó giới hạn bởi kết cấu của máy cũng như công nghệ chế tạo có đáp ứng được yêu cầu hay không.